5 Nhược Điểm Của Hệ Thống Báo Cháy Quy Ước Thông Thường

Khái niệm chung về hệ thống báo cháy thông thường

Một khía cạnh quan trọng của công tác PCCC là phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và các tổ chức cứu hỏa. Đây là vai trò quan trọng của hệ thống phát hiện cháy và báo động. Tùy thuộc vào kịch bản ngăn chặn đám cháy, cấu trúc tòa nhà và mục đích sử dụng; số lượng và đối tượng cư ngụ; giới hạn của nội dung và nhiệm vụ, các hệ thống này có thể cung cấp một số chức năng chính:

  • Thứ nhất, nó cung cấp một phương tiện để phát hiện đám cháy đang bùng phát theo phương pháp thủ công hoặc tự động.
  • Thứ hai, nó cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà biết có cháy và sự cần thiết phải sơ tán.
  • Một chức năng phổ biến là truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan PCCC hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.
  • Chúng cũng có thể ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị xử lý không khí, hoặc các hoạt động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn cháy…). Và nó có thể được sử dụng để khởi động hệ thống chữa cháy. Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,…) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện
Sơ đồ hoạt động của hệ thống báo cháy quy ước
Sơ đồ hoạt động của hệ thống báo cháy quy ước
5 nhược điểm trong của hệ thống báo cháy quy ước thông thường

Với các công trình có qui mô nhỏ như nhà xưởng sản xuất, siêu thị, các cao ốc, tòa nhà dưới 10 tầng, hệ thống báo cháy quy ước thông thường (Conventional Fire Alarm System)  là lựa chọn ưu tiên cho giải pháp báo cháy nhờ những đặc tính sau: giá thành thấp, dễ lắp đặt, vận hành ổn định.

Tuy nhiên, hệ thống báo cháy quy ước thông thường vẫn tồn tại nhiều nhược điểm trong quá trình sử dụng như:

  1. Hệ thống báo cháy quy ước chỉ có khả năng cảnh báo cháy cho một khu vực rộng lớn (được phân vùng trước) dẫn đến khó xác định chính xác vị trí chính xác có sự cố cháy ngay từ đầu để có phương án phòng cháy hiệu quả
  2. Khi một thiết bị trong hệ thống hỏng (như đầu dò, công tắc khẩn báo cháy…), hệ thống không thể tự nhận biết được dẫn đến các trường hợp hệ thống không hoạt động khi có sự cố cháy xảy ra.
  3. Độ nhạy của các loại đầu dò khói là cố định, không thể điều chỉnh nên thường xuyên xảy ra sự cố báo cháy giả ở một số môi trường đặc biệt
  4. Hệ thống dây dẫn có số lượng lớn và phức tạp.
  5. Khả năng liên kết với các hệ thống khác của công trình rất hạn chế.
Giải pháp báo cháy thông minh cho các công trình vừa và nhỏ – iO Series Edwards